MỤC LỤC
Meaning- Ý nghĩa thương hiệu- Bạn là gì?
Mục tiêu của bước này là xác định và truyền đạt ý nghĩa của thương hiệu để xây dựng hai khối quan trọng: hiệu suất (performance) và hình ảnh (imagery)
Hiệu suất là mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng bao gồm: đặc điểm, tính năng, độ tin cậy, bền, hiệu quả dịch vụ, phong cách, thiết kế, giá cả.
Hình ảnh là mức độ đáp ứng nhu cầu tâm lý và xã hội của khách hàng. Thương hiệu có thể đáp ứng nhu cầu tâm lý và xã hội này một cách trực tiếp qua trải nghiệm khách hàng, hay gián tiếp qua marketing hoặc truyền miệng.
Trải nghiệm khách hàng có được với thương hiệu xuất phát từ hiệu năng và sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ hai khối trên và khoảng cách giữa vị trí hiện tại của doanh nghiệp và đích đến, từ đó đề ra chiến lược thu hẹp khoảng cách đó.
Brand Response- Phản hồi thương hiệu (What they think/feel)
Ở bước này cần xây dựng 2 khối: phán đoán (judgement) và cảm xúc (emotions)
Khách hàng ngay lập tức phán xét thương hiệu của doanh nghiệp qua các tiêu chí sau:
Chất lượng: Khách hàng đánh giá sản phẩm và thương hiệu của DN dựa trên những chất lượng thực sự mà họ cảm nhận.
Uy tín: Khách hàng đánh giá uy tín trên ba tiêu chí- chuyên gia (có đổi mới không), có đáng tin không, và có đáng mến không.
Cân nhắc: khách hàng cân nhắc sản phẩm của DN bạn có liên quan đến nhu cầu cụ thể của họ không
Ưu việt: Khách hàng đánh giá thương hiệu của DN bạn có ưu việt không so với các đối thủ cạnh tranh
Khách hàng phản hồi thương hiệu theo cách nó làm cho họ cảm thấy gợi lên cảm xúc trực tiếp và phản ứng tình cảm về cách 1 thương hiệu khiến họ cảm thấy phản ánh về chính họ
Có 6 cảm giác thương hiệu tích cực như: ấm áp, vui vẻ, phấn khích, an toàn, tin tưởng, xã hội và tự trọng. Doanh nghiệp cần cân nhắc những cảm xúc nào mà chiến lược marketing đang tập trung vào? Doanh nghiệp có thể làm gì để tăng cường các cảm giác đó với khách hàng hay không?
Xem thêm: Cộng hưởng thương hiệu