Phong tục tập quán trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Tết cổ truyền ở Việt Nam

Tết cổ truyền là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm ở Việt Nam. Đây là thời khắc báo hiệu mùa đông giá lạnh kết thúc, là dịp để gia đình tụ họp, sum vầy và thắt chặt mối quan hệ. Họ quay quần bên nhau, trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng, cùng nhau đi cúng lễ đầu năm, chúc tết họ hàng… Những phong tục tập quán truyền thống không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn giúp gắn kết tình cảm gia đình với nhau.

1: Cúng ông Công ông Táo: 

Người Việt Nam thường sửa soạn đón Tết từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày gia đình cúng ông Táo. Theo quan điểm của người xưa, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Vì vậy, trong ngày này các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời.

2: Gói bánh chưng, bánh tét.

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét đã trở thành nét đặt trưng văn hóa trong ngày Tết Việt Nam từ lâu, được lưu truyền qua nhiều thế hệ con cháu Rồng tiên, là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, khi mọi người cùng nhau quây quần bên bếp lửa cháy rực rỡ của nồi bánh chưng,bánh tét ,khói bay nghi ngút, thể hiện sự sum vầy, ấm áp và đoàn tụ các thành viên trong gia đình.

Hình ảnh gia đình sum vầy bên nhau để cùng nấu nồi bánh chưng, bánh tét.

3: Lễ cúng tất niên.

Lễ cúng tất niên là nghi thức đánh dấu sự kết thúc một năm vừa qua, và chuẩn bị bước sang một năm mới. Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại để cùng ăn bữa cơm tất niên, ngoài ra tùy vào từng gia đình, việc cúng tất niên gia chủ cũng có thời mời thêm bạn bè và người thân đến tham dự.

Tất niên là lúc mọi người quây quần cùng nhau, bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, cúng tất niên là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

4: Xông đất.

Xông đất hay còn gọi là xông nhà hay đạp đất, là phong tục có từ lâu đời, được ông cha ta giữ gìn tới hiện nay. Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông, người đầu tiên đến chúc Tết gia đình nếu là người hạp tuổi với gia chủ thì nguyên cả một năm, gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tài lộc đến nhà. Người đầu tiên đến nhà gia chủ chúc tết, cầu chúc cho gia đình gia chủ may mắn cả năm gọi là xông đất.

Gia chủ thường chọn người xông đất là nam giới, hợp tuổi, thành đạt, gia đình hạnh phúc, tốt tính với quan niệm đem lại niềm may mắn và phát tài lộc đến cho gia đình

Xem thêm: Bảng giá in bao lì xì (Bảng giá tốt, phòng kinh doanh)

Xem thêm: 101 mẫu bao lì xì độc lạ, mới nhất 2022.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *